Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Điển hình như sự căng cứng và to lên của bầu ngực do sữa chuẩn bị được tiết ra để nuôi em bé. Tuy nhiên, hiện tượng này lại không xuất hiện ở một số chị em. Vậy tại sao ngực nhỏ khi mang thai và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Orihiro sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này.
1. Sự thay đổi của ngực khi mang thai
Trong quá trình mang thai, ngực phụ nữ có rất nhiều thay đổi để sẵn sàng tiết sữa nuôi lớn em bé. Lúc này, ngực sẽ trở nên to, căng cứng hơn so với ban đầu. Đây là dấu hiệu mang thai mà hầu như chị em nào cũng phải trải qua.
Sự phát triển về kích cỡ vòng 1 khi mang thai là do có hormone kích thích tuyến sữa, nhu mô tuyến vú tăng sinh, nụ biểu mô biến thành các tiểu thùy, tế bào trụ chế tiết được bao quanh bởi lớp tế bào cơ – biểu mô. Đồng thời các ống dẫn sữa kéo dài, phân nhánh và các mạch máu cũng tăng sinh.
Trong vòng 3-4 tuần đầu thai kỳ, các ống dẫn sữa phát triển lên đáng kể và tạo thành nhiều nhánh, thùy tưới tác động của hormone Estrogen. Đến khoảng tuần thứ 5-8, các tĩnh mạch nông giãn ra tạo thành hệ thống Haller khiến cho bầu ngực to lên rõ rệt, thai phụ bắt đầu có cảm giác nặng nề, căng tức, quầng vú, đầu ti đen hơn và các hạt Montgomery nổi lên do phì đại tuyến bã.
Ở tam cá nguyệt thứ 2, hormone Progesterone phát triển làm các thùy hình thành một các nhanh chóng. Những nang chứa sữa non không có mỡ được hình thành dưới tác động của Prolactin. Sau giai đoạn này, kích thước vòng 1 tăng không chỉ do tăng sinh biểu mô tuyến vú, mà còn do sự giãn các nang chứa sữa non, cũng như sự phì đại của các tế bào cơ biểu mô, mô mỡ và mô liên kết.
Nếu da của thai phụ mỏng thì sẽ dễ dàng thấy được các tĩnh mạch nổi lên trên bề mặt da bầu ngực. Thỉnh thoảng sẽ có dịch màu trắng hay còn gọi là sữa non xuất hiện. Bên cạnh đó là cảm giác đau nhức do ngực căng lên.
Đây đều là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mang thai, không cần quá lo lắng vì sự thay đổi này.
2. Tại sao ngực nhỏ khi mang thai?
2.1. Tại sao ngực nhỏ khi mang thai?
Giai đoạn mang thai là lúc tuyến vú có nhiều sự thay đổi nhất. Tuy nhiên, ở một số chị em thì lại không có sự khác biệt quá lớn so với bình thường, ngực nhỏ khi mang thai và không có dấu hiệu căng tức để gọi sữa về.
Điều này xảy ra do cơ thể thiếu hụt hormone Estrogen, Progesterone hoặc do tuyến yên hoạt động kém hiệu quả dẫn đến tình trạng tuyến sữa không phát triển, ngực không được kích thích để to lên.
2.2. Ngực nhỏ khi mang thai có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Có thể nói ngực nhỏ khi mang thai hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú. Trên thực tế, đôi khi tuyến sữa chỉ thực sự hoạt động mạnh mẽ sau khi sinh con và không có dấu hiệu thay đổi trong quá trình mang thai. Khoa học cũng đã chứng minh được không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của người mẹ với việc sản xuất sữa.
Nếu bạn quá lo lắng về vấn đề này thì đừng lo, việc thường xuyên cho con bú sẽ kích thích tuyến sữa và làm sữa về nhanh, nhiều hơn.
3. Cách khắc phục ngực nhỏ khi mang thai
3.1. Mang áo ngực đúng cách
Không chỉ trong thai kỳ mà ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời người phụ nữ cũng cần mang áo ngực vừa vặn, phù hợp để ngực phát triển đều đặn và tạo cảm giác thoải mái, tự tin hơn. Người mang thai nên chọn áo ngực mềm mại, nâng ngực nhẹ nhàng để tránh tổn thương và làm đau núi đôi. Điều này cũng sẽ giúp ngực không bị chảy xệ sau khi sinh và cho con bú.
3.2. Tăng cường bổ sung thực phẩm lợi sữa
Ngực nhỏ khi mang thai là do tuyến sữa không phát triển, do đó bạn có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm có công dụng lợi sữa để khắc phục.
Ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ, bạn đã có thể ăn thức ăn lợi sữa để kích thích gọi sữa về nhanh và nhiều hơn. Ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt macca, hạt điều, đu đủ, chân giò, sữa đậu nành,… là những loại thực phẩm rất hiệu quả trong việc kích thích tiết sữa.
Ngoài ra, đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là chất xơ và Vitamin từ rau của, hoa quả tươi sạch để đảm bảo sức khỏe trong cả thai kỳ nhé!
3.3. Massage kích thích sữa về sau sinh
Việc massage trong quá trình mang thai có thể làm kích thích tử cung co bóp gây sinh non. Do đó bạn chỉ nên massage kích sữa để khắc phục tình trạng ngực nhỏ khi mang thai sau khi đã “vượt cạn” thành công.
Bạn có thể dùng khăn ấm đắp quanh ngực, sau đó xoa nhẹ đầu ti, kết hợp massage quanh bầu ngực theo chuyển động tròn để máu lưu thông đều và sữa về nhiều hơn.
3.4. Sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tuyến sữa. Nếu căng thẳng, mất ngủ liên tục, mệt mỏi quá mức sẽ khiến sữa bị ngưng tiết ra, thậm chí là gây tắc sữa và những vấn đề nghiêm trọng khác.
Vậy nên khi gặp tình trạng ngực nhỏ khi mang thai, hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt khoa học hơn, giữ tinh thần luôn thoải mái, ngủ đủ, đúng giấc,… Dần dần, bạn sẽ cảm nhận được bầu ngực mình căng lên và sữa sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn.
Ngực nhỏ khi mang thai không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, chị em cần khắc phục sớm để kích thích tuyến sữa nhằm sẵn sàng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Hy vọng Orihiro đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng ngần ngại chia sẻ cùng chúng tôi nếu còn điều gì thắc mắc nhé!
Xem thêm: Giữ lại “nét xuân” với 3 bài tập tăng vòng 1 sau tuổi 40
6 bài tập tăng vòng 1 trước khi đi ngủ cho nàng ngực lép
[Gỉai đáp] Ngực không phát triển phải làm sao?