Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU?

Sức khoẻ luôn là yéu tố quan trọng nhất của tất cả chúng ta. Một trong những yếu tố cho biết tình trạng sức khoẻ hiện tại đó là chỉ số huyết áp. Vậy ở một người, huyết áp bình thường là bao nhiêu? Làm thế nào để có thể cân bằng và duy trì được chỉ số huyết áp bình thường tốt cho sức khoẻ?

1. Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

1.1. Huyết áp là gì?

Sự co bóp của tim và lực cản của thành động mạch đã tạo nên áp lực máu tác động vào thành động mạch. Quá trình này diễn ra tạo nên một áp lực đưa máu đi nuôi dưỡng toàn bộ các mô trong cơ thể. Và áp lực này chính là huyết áp.

Thông thường huyết áp sẽ được chia theo hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu: Áp suất trong khi tim đang đập. sẽ có giá trị cao hơn.
  • Huyết áp tâm trương: Áp lực máu được đo giữa 2 lần đập của tim, sẽ có giá trị thấp hơn.

Khi tim đập bình thường sẽ khiến huyết áp thay đổi từ cực đại đến cực tiểu. Khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim thì huyết áp cũng giảm dần.

1.2. Chỉ số huyết áp bình thường ở một người khoẻ mạnh

Đối với những người khoẻ mạnh, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ rơi vào ngưỡng 91-119 mm Hg. Còn huyết áp tâm trương ở ngưỡng 61-89 mm Hg.

Tuy nhiên, sẽ không thể tránh khỏi những lúc huyết áp biến động do ảnh hưởng của sức khoẻ. Những trường hợp huyết áp khác có thể gặp phải gồm:

  • Tiền cao huyết áp: Khi mức giá trị các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp. Huyết áp tâm thu từ 120-139 mm và huyết áp tâm trương sẽ là từ 80-89 mm Hg.
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp): Nếu huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mm Hg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì người đó được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp): Là khi huyết áp tâm thu dưới 90 mm Hg và huyết áp tâm trương dưới 60 mm Hg.
Chỉ số huyết áp bình thường ở người trưởng thành là từ 91-119 mm Hg
Chỉ số huyết áp bình thường ở người trưởng thành là từ 91-119 mm Hg

Để đánh giá được toàn diện bệnh lý của huyết áp, ngoài 2 chỉ số đã còn phải phân tích sự cách biệt giữa chúng. Khoảng cách chênh lệch giữa 2 chỉ số cao hay thấp sẽ cho biết huyết áp có an toàn hay không. Tùy vào hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau huyết áp có thể lên hay xuống không ổn định. Vì vậy, để có thể xác định một người bị huyết áp cao hay thấp sẽ cần theo dõi trong một thời gian dài. Từ đó mới có thể đưa ra được kết luận chính xác nhất.

2. Hưỡng dẫn cách đo huyết áp tại nhà

2.1. Cách đọc chỉ số đo huyết áp

Khi đã nắm được chỉ số huyết áp bình thường ở một người khoẻ mạnh, bạn có thể tự mình đo huyết áp tại nhà để kiểm tra. Trên màn hình của máy đo điện tử sẽ luôn xuất hiện hai con số lớn nhất chính là kết quả ta cần đo. Còn bên dưới có thể có những số nhỏ hơn là nhịp tim, thời gian, … tuỳ vào loại máy bạn sử dụng.

Cách đọc chỉ số đo huyết áp sẽ là huyết áp tâm thu đọc trước (số to bên trên), huyết áp tâm trương đọc sau (số to bên dưới). Thông thường, huyết áp tâm thu sẽ luôn là số lớn hơn và huyết áp tâm trương luôn là số nhỏ hơn.

Màn hình hiển thị thông số huyết áp
Màn hình hiển thị thông số huyết áp

2.2. Một số lưu ý cho người tự đo huyết áp tại nhà

  • Không nên đo huyết áp ngay lúc sáng sớm vừa mới thức dậy. Bởi lúc này huyết áp sẽ cao hơn bình thường do chu kỳ sinh học cơ thể.
  • Không ăn, uống sát thời điểm đo huyết áp. Đó là do lúc ăn no thì quá trình chuyển hoá dinh dưỡng sẽ khiến huyết áp không ổn định.
  • Nên đo huyết áp hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều.
  • Lúc đo huyết áp thì tư thế cần ngồi thẳng lưng, tay đặt trên bàn sao cho vị trí ở ngang với tim.

3. Triệu chứng của cao huyết áp và cách điều trị

3.1. Triệu chứng của cao huyết áp

Đa số các bệnh nhân cao huyết áp đều có triệu chứng khá mờ nhạt. Chỉ có một số ít bệnh nhân có triệu chứng thoáng qua như: đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn nữa đó là chảy máu cam. Đây cũng là những tình trạng mà người huyết áp bình thường có thể gặp phải.

Có lẽ vì vậy mà huyết áp cao đã được nhiều nhà khoa học đặt tên cho căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng”. Chỉ đến khi căn bệnh trở nên rất nghiêm trọng thì các triệu chứng mới dần dần xuất hiện. Lúc này chỉ cần các biến chứng đột ngột xuất hiện thì ngay lập tức các bệnh nhân có thể bị tước đi sinh mạng.

Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm
Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm

3.2. Cách điều trị

Để điều trị căn bệnh huyết áp cao thì cần giữ cho huyết áp của người bệnh ổn định. Tốt nhất là ở mức dưới gần với huyết áp bình thường: 140 mm Hg và 90 mm Hg.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị cao huyết áp:

  • Ăn uống lành mạnh, sử dụng ít muối
  • Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ bản thân
  • Hạn chế tối đa rượu bia, hút thuốc
  • Giữ cân nặng ở một mức ổn định, lý tưởng
  • Theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp tại nhà với các dụng cụ đo thích hợp

4. Triệu chứng của huyết áp thấp và cách điều trị

4.1. Các triệu chứng của huyết áp thấp

Huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp bình thường đột ngột giảm xuống dưới mức 90/60 mm Hg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Huyết áp thấp xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Mất nước (đổ mồ hôi quá nhiều, mất máu hay tiêu chảy cấp)
  • Dị ứng với một số loại thuốc gây ra tình trạng kháng phản vệ
  • Thiếu chất dinh dưỡng trong ăn uống
  • Người bị mất máu, do đó bị choáng hoặc nhiễm trùng vết thương
  • Do chuyển tư thế đột ngột, đang nằm hoặc ngồi đột nhiên đứng bật dậy
Huyết áp thấp cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng
Huyết áp thấp cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng

Các triệu chứng thường gặp của huyết áp thấp là:

  • Mệt mỏi: Thường cảm thấy vào buổi sáng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi rã rời không có sức sống
  • Đau đầu: Mỗi người thì mức độ đau dầu sẽ khác nhau, một khi não căng thẳng thì còn đau nhức hơn bình thường
  • Choáng, ngất: Huyết áp thấp nếu nghiệm trọng có thể dẫn đến ngất, mất ý thức đột ngột
  • Hoa mắt, chóng mặt: Khi đứng trong nhiều giờ hoặc thay đổi tư thế đột ngột, dang ngồi thì đứng bật dậy
  • Tim đập nhanh: Khi huyết áp thấp, cơ thể có thể bị thiếu oxy nghiêm trọng dẫn đến tim và phổi hoạt động mạnh hơn để bù phần thiếu hụt.
  • Buồn nôn: cảm giác và lợm giọng có thể là do huyết áp giảm thấp

4.2. Điều trị huyết áp thấp

Để điều trị cho bệnh nhân huyết áp thấp cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để lành mạnh, phù hợp hơn.

  • Ăn mặn hơn người bình thường để giúp cân bằng lại huyết áp. Muối có tác dụng giữ nước cho cơ thể lâu hơn.
  • Uống thật nhiều nước lọc, tối thiểu 2 lít/ngày để cân bằng nước và thanh lọc cơ thể.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, việc này có thể ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn.
  • Làm việc vừa sức không cố gắng quá mức và ngủ sớm, không thức khuya.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khoẻ như đi bộ hay bơi.
  • Đo huyết áp thường xuyên, nhờ vậy bạn có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ hiện tại để phòng tránh và ngăn ngừa hậu quả xảy ra.

Trên đây là một số chia sẻ của Orihiro về chỉ số huyết áp bình thường. Việc đo và xác định chỉ số huyết áp ở mức độ nào rất nhanh chóng và đơn giản. Vậy nên, bạn hãy chú ý quan tâm đến chỉ số huyết áp của mình để sức khoẻ luôn được đảm bảo nhé!

Xem thêm: 

Viên uống bổ gan Shijimi Orihiro 70 viên Nhật Bản được ưa chuộng nhất hiện nay

Giải pháp nào cho những bệnh nhân đang điều trị ung thư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »