Đau nhức xương khớp là triệu chứng rất dễ nhận biết có thể gặp cả ở cả thanh niên trẻ và những người lớn tuổi. Các triệu chứng đau xương khớp gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảnh báo nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Vậy triệu chứng đau nhức xương khớp là dấu hiệu quả bệnh gì? Hãy cùng Orihiro tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thế nào là đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu thường xuyên gặp nhất ở người lớn tuổi. Các cơ đau xảy ra không chỉ đơn thuần là do tác động của sự thay đổi thời tiết mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm khác. Chẳng hạn như:
- Tuổi tác cao khiến cho khả năng tổng hợp các tế bào mới trong cấu trúc sụn và bao màng hoạt dịch bị suy giảm.
- Sự thay đổi của thời tiết làm ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu đến xương khớp.
- Do các chấn thương chưa được điều trị kịp thời gây viêm tại xương và các sụn khớp.
- Do chế độ ăn uống thiết khoa học làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể.
- Do rối loạn chuyển hóa sinh xảy ra khi cơ thể thiếu hụt canxi, bệnh đái tháo đường hay thừa cân, gout,…
- Do các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,…
2. Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng của bệnh gì?
Đau nhức xương là biểu hiện đặc trưng phổ biến của bệnh viêm khớp và nhiễm trùng nhưng lại hiếm khi là triệu chứng của ung thư khớp. Đây là dấu hiệu có thể gặp cả ở những người mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu,… Tuy nhiên, trong thực tế thì đau nhức xương khớp là có thể là triệu chứng của các bệnh xương khớp phổ biến nhất là:
2.1. Bệnh thoái hoá khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn gây ra các cơn đau nhức ở nhiều mức độ khác nhau. Thoái hoá khớp thường xảy ra nhiều nhất ở khớp gối. Các cơn đau gây ra sẽ ngày càng tăng mỗi khi vận động, đặc biệt là những ngày trời lạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt có biểu hiện cứng khớp và đau nhức và buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là điểm khác biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hoá khớp so với các bệnh xương khớp khác.
Khi có dấu hiệu bị bệnh thoái hoá khớp bạn cân nhanh chóng khắc phục để tránh làm cho khớp bị biến dạng, đe dọa nguy cơ bị tàn phế.
2.2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính ở khớp có liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch. Đây là bệnh lý gây sưng đau nhiều khớp xương kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng và kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ phá huỷ sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng khớp. Từ đó làm mất khả năng lao động và tăng nguy cơ bị tàn phế.
2.3. Bệnh gout
Đây là bệnh lý xương khớp đang ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Gout (gút) là căn bệnh xương khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể do chế độ ăn dư thừa quá nhiều chất đạm. Các đơn đau nhức xương khớp do gout gây ra thường rất dữ dội, thường xuất hiện ở các ngón chân, cổ chân, gối và cả khớp bàn tay. Bên cạnh triệu chứng đau xương khớp thì gout còn kèm theo các sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi và sưng nóng tại các khớp xương.
2.4. Bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương liên tục bị mỏng dần và mật độ chất bên trong ngày càng trở nên thưa thớt khiến cho xương giòn đi và dễ bị tổn thương hơn ngay cả khi chỉ bị chấn thương nhẹ. Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi, thường xảy ra phổ biến tại khớp háng, cột sống và khớp gối.
Bệnh loãng xương lâu dần không được điều trị có thể làm còng lưng, sụt cân, run khi chuyển tư thế. Tuy nhiên, thật may mắn rằng bệnh loãng xương vẫn có thể đề phòng được nhờ chế độ ăn, sinh hoạt và các thực phẩm chức năng bổ sung tốt cho xương khớp.
2.5. Bệnh lao xương khớp
Lao xương khớp xuất hiện do vi trùng lao tấn công vào các khớp xương gây ra các cơn đau nhẹ kèm theo triệu chứng sưng đỏ nhưng không nóng đỏ như viêm khớp. Đây là tình trạng bệnh gây đau nhức xương khớp nhiều ở các khớp háng, khớp gối và cột sống. Bệnh lao xương khớp khi không được điều trị kịp thời có thể gây cản trở vận động, teo cơ, liệt chi.
3. Cách phòng triệu chứng đau nhức xương khớp
Cách ngăn ngừa tình trạng đau nhức xương khớp tốt nhất đó là ngăn chặn các nguy cơ gây ra bệnh. Dù bạn đang ở độ tuổi nào, già hay trẻ thì cũng nên thực hiện những điều dưới đây để bảo vệ xương khớp luôn được khỏe mạnh.
- Thiết lập chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất cùng các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe từ nhóm thực phẩm tự nhiên, an toàn.
- Thường xuyên tập luyện thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ bắp và xương khớp trở nên chắc khoẻ hơn, có sức đề kháng tốt hơn.
- Không ngồi quá lâu hay đứng lâu, không ngồi xổm, tránh nằm lâu,… để hệ tuần hoàn được lưu thông thuận lợi, không gây cứng khớp.
- Sử dụng các loại thực phẩm bổ xương khớp để cung cấp các dưỡng chất cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý và hỗ trợ điều trị bệnh lý về xương.
Trên đây là một số bệnh lý phổ biến có triệu chứng đau nhức xương khớp. Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tránh những rủi ro không đáng có có thể xảy ra, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.