Protein (hay còn gọi là chất đạm) là một hợp chất hữu cơ, tổng hợp các chuỗi Axit Amin để xây dựng lên các tế bào cơ. Đạm cung cấp khoảng 15% năng lượng để cơ thể có thể duy trì sự sống. Đạm giúp cơ bắp phát triển, nó thường có rất nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa.
Nếu bạn muốn tăng cơ giảm mỡ hiệu quả thì cần bổ sung đủ đạm trong chế độ ăn hàng ngày. Hãy cùng Orihiro tìm hiểu chế độ ăn Protein là gì và vai trò của đạm đối với cơ thể con người nhé!
1. Chế độ ăn giàu Protein là gì?
Chế độ ăn giàu đạm là chế độ ăn nhằm mục đích giảm cân, trong đó sử dụng các thực phẩm có hàm lượng cao Protein vào trong thành phần ăn. Việc tăng tỉ lệ Protein đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ của hai thành phần dinh dưỡng chính còn lại là Carbohydrate và chất béo. Trong một chế độ ăn giàu đạm thông thường thì thành phần đạm sẽ cung cấp trên 20% tổng số năng lượng cần thiết.
Chế độ ăn giàu đạm giúp những người muốn giảm cân có thể giảm được lượng mỡ nhiều hơn vì chế độ này giúp cơ thể no lâu, giảm bớt cảm giác đói, làm tăng tỷ lệ chuyển hóa và bảo tồn khối cơ. Hiện nay, các chế độ ăn giàu Protein thường gặp như chế độ Atkins, South Beach và Dukan.
2. Thành phần trong chế độ ăn giàu đạm
Trong chế độ ăn giàu đạm vẫn duy trì ba thành phần dinh dưỡng là đạm, chất béo và Carbohydrate, tuy nhiên ít nhất 20% tổng năng lượng do đạm cung cấp.
Bạn có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn Protein với tỉ lệ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như sau: 30% đạm, 30% chất béo, 40% Carbohydrate trên tổng năng lượng. Sau một vài tuần thì điều chỉnh các yếu tố trên để phù hợp nhất với nhu cầu.
3. Chức năng của đạm đối với cơ thể
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng giúp nuôi dưỡng, xây dựng các tế bào cơ. Nếu thiếu đạm chúng ta sẽ chết dần, vì vậy cần nạp đủ đạm. Dưới đây là một số chức năng của đạm:
- Xây dựng các mô tế bào.
- Keratin là 1 Protein cấu trúc tăng cường chức năng cho lớp bao phủ bảo vệ da và tóc.
- Tích trữ năng lượng và tham gia vào các quá trình tế bào hoạt động.
- Có vai trò vận chuyển chất và cân bằng các hoạt động sinh lý.
- Tăng cơ để nâng đỡ cơ thể.
4. Các loại thực phẩm sử dụng trong chế độ ăn giàu đạm
Với chế độ ăn giàu Protein thì không có loại thực phẩm nào không được sử dụng, mà chỉ ưu tiên sử dụng các thức ăn chứa nhiều đạm có lợi và hạn chế sử dụng Carbohydrate tinh chế, đường và chất béo.
Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng:
- Các thực phẩm chứa nhiều đạm có lợi như thịt nạc, hải sản, các loại đậu, đậu nành, sữa ít béo, trứng, các loại hạt cứng, các loại mầm.
- Các loại rau xanh, bao gồm các loại rau có lá màu xanh, ớt chuông, các loại nấm, và các loại rau họ cải.
- Các loại trái cây hàm lượng đường thấp, chẳng hạn như việt quất, dâu tây, phúc bồn tử,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại thực phẩm nên hạn chế sử dụng:
- Các loại Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, pasta, gạo trắng,…
- Đường, bao gồm cả các loại kẹo cũng như các loại gia vị ngọt, nước sốt ngọt.
- Các loại chất béo bão hòa và thức ăn chiên rán.
5. Ưu điểm và nhược điểm của chế độ ăn giàu đạm
5.1. Thực hành chế độ ăn giàu đạm có nhiều lợi ích khi giảm cân
- Đạm giúp cơ thể cảm thấy no lâu: Bữa ăn giàu đạm khiến người ăn cảm thấy ngon miệng sau khi ăn đồng thời khiến cơ thể no lâu, từ đó có thể ít ăn hơn trong ngày.
- Protein giúp tạo cơ: Đạm giúp tạo và duy trì khối cơ, và khiến cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn trong ngày, và đó là một yếu tố giúp tiêu hao năng lượng nhanh hơn, giảm cân tốt hơn.
- Biết lựa chọn thức ăn tốt hơn: Để có thể chú trọng vào thành phần đạm thì người thực hành chế độ ăn giàu Protein phải nắm được cách lựa chọn thành phần thức ăn, qua đó biết cách chọn nguồn đạm có lợi cũng như chọn các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe khác.
5.2. Chế độ ăn giàu Protein có những hạn chế đối với cơ thể
- Thiếu các chất dinh dưỡng: Nếu không lựa chọn thành phần thức ăn cẩn thận, người thực hành chế độ ăn giàu đạm rất có thể rơi vào tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
- Tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch: Trong quá trình thực hành chế độ ăn giàu đạm, nếu thành phần thức ăn có nhiều chất béo thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tim mạch sẽ tăng lên.
- Ảnh hưởng tới hoạt động của thận: Protein chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dinh dưỡng đồng nghĩa tăng áp lực lên hoạt động của thận, do đó những người mắc bệnh thận cần lưu ý và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện chế độ ăn giàu đạm.
Để có một cơ thể phát triển khỏe mạnh, cần có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đa dạng các nguồn thực phẩm. Chú ý khi lựa chọn nguồn bổ sung Protein thích hợp, kết hợp đạm thực vật và động vật để đảm bảo lượng đạm cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Orihiro sẽ luôn đồng hành cùng bạn.