Cấu tạo và chức năng gan khá đơn giản nhưng cơ quan này phải đảm nhiệm nhiều chức năng hoạt động chính trong cơ thể. Do vậy, gan rất dễ gặp các vấn đề tổn thương hay bệnh lý, dẫn đến gan hoạt động không hiệu quả gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của con người, đôi khi còn đe dọa đến cả tính mạng đấy nhé!
Hãy cùng Orihiro tìm hiểu cấu tạo và chức năng gan trong cơ thể con người dưới bài chia sẻ này ngay nhé!
1. Cấu tạo và chức năng gan trong cơ thể người
1.1. Gan và cấu tạo của gan
Gan là bộ phận quan trọng và lớn thứ hai trong cơ thể người, được coi như một “nhà máy năng lượng hóa học tự động”, cấu tạo và chức năng gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất cũng như trong hệ thống miễn dịch của cơ thể người.
Gan có trọng lượng khoảng từ 1.1-1.6kg, mềm và có màu đỏ sẫm, trơn bóng. Mặc dù gan quan trọng trong cơ thể, nhưng về cấu tạo và chức năng gan lại khá đơn giản, cấu tạo chính của gan gồm hai thùy chính: Thùy trái và thùy phải, được ngăn cách nhau bởi các dây chằng Falciform.
Khác với những cơ quan khác trong cơ thể người, gan là cơ quan duy nhất có thể nhận đến hai nguồn cung cấp máu. Từ 25% đến 30% là do động mạch của gan cung cấp, đây là nguồn chính nuôi sống các tế bào của gan và từ 70%-75% lượng máu còn lại mà gan có thể nhận được là qua tĩnh mạch cửa của gan, lượng máu này đến từ các cơ quan tiêu hóa như bao tử, túi mật, ruột non…
1.2. Chức năng của gan
Hiện nay, chưa có báo cáo thống kê đầy đủ nào đưa ra được con số chính xác nhất về số lượng công việc mà gan phải đảm nhiệm hàng ngày. Tuy nhiên, giữa cấu tạo và chức năng gan luôn có những đầu mối và điểm chung nhất định như các nhà khoa học nghiên cứu về gan cho biết, gan có 3 chức năng quan trọng nhất.
1.2.1. Chức năng chuyển hóa các hợp chất trong cơ thể
Cấu tạo và chức năng gan cơ bản đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng quan trọng như Protein, Carbohydrate, vitamin và chất béo.
Trong cơ thể, Protein là chất liệu tạo nên các mô, nội tiết tố, vách của tất cả các tế bào, không có Protein thì không có cuộc sống. Khi các Protein trong thức ăn bị bẻ gãy tại ruột non và tạo ra các Amino Acid sẽ được đưa trực tiếp tới gan.
Tại đây, gan sẽ tổng hợp các Amino Acids này thành các Protein chuyên biệt của cơ thể, dùng để tạo nên các hợp chất của cơ thể người. Đối với chất béo, các tế bào gan có vai trò hấp thu và phá hủy chất béo để tạo ra năng lượng.
Để làm được điều đó, gan phải sản xuất mỗi ngày khoảng từ 800-1.000ml mật. Trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate, gan đóng vai trò ổn định đường huyết.
1.2.2. Chức năng thanh lọc, chống và đào thải độc tố của gan
Khoảng 70-75% lượng máu mà gan nhận được mỗi ngày là từ các cơ quan tiêu hóa, trong đó bao gồm các chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại.
Lúc này, phát huy cấu tạo và chức năng gan là một nhà máy kỳ diệu, xử lý và chuyển đổi những chất độc hại trên thành một chất ít độc hại hơn gọi là Ure rồi đẩy quay ngược lại vào máu. Ure sau đó được chuyển đến thận, bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
1.2.3. Chức năng lưu trữ năng lượng của gan
Gan được xem là chỗ chứa của một số loại vitamin và khoáng chất như Vitamin B12, Axit Folic, sắt, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin K…
Dự trữ Vitamin B12: gan có khả năng dự trữ vài miligam Vitamin B12, lượng vitamin này sẽ được dự trữ tại gan một lượng khá lớn và giải phóng cho cơ thể sử dụng dần trong vòng 3-5 năm ở điều kiện bình thường.
- Dự trữ sắt: Khoảng 30% sắt dự trữ ở gan dưới dạng liên kết và kết hợp với Apoferritin. Từ đó được vận chuyển dần tới tủy xương và tham gia quá trình tạo hồng cầu cho cơ thể.
- Dự trữ máu: Cấu tạo của gan là dễ co giãn và giãn to hơn bình thường nên gan sẽ chứa được nhiều máu, thực hiện dễ dàng chức năng lưu trữ máu.
2. Những thói quen xấu tổn hại đến gan nên tránh
- Uống nhiều bia rượu và chất kích thích: Bia rượu không chỉ đầu độc gan mà khi lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng men gan lên cao, gan nhiễm mỡ…
- Lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc hay tự ý mua các loại thuốc khi bị cảm lạnh, nhức đầu như thuốc giảm đau, kháng sinh cũng gây ra tình trạng viêm gan, xơ gan.
- Hút thuốc lá: Các hóa chất độc hại có trong thuốc lá khi hít vào cơ thể sẽ tạo ra các gốc tự do gây tổn hại đến các tế bào gan dẫn đến xơ hóa gan, ảnh hưởng đến cấu tạo và chức năng gan.
- Thức khuya: Việc ngủ không đủ 8h/ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất độc của gan, lâu dần sức khỏe của gan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo sẽ gây tích tụ chất béo trong gan, dẫn đến gan bị quá tải và không còn chỗ trống, khiến chức năng gan bị suy giảm.
Cấu tạo và chức năng gan quan trọng trong cơ thể người mà chúng ta cần nên biết để có một lá gan khỏe mạnh và đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Hãy dừng lại những thói quen sinh hoạt không tốt và ảnh hưởng xấu gây hại cho gan, bạn nên tự bảo vệ gan của mình thật khỏe mạnh. Orihiro luôn đống hành cùng bạn.