Béo phì ở tuổi dậy thì là những thay đổi về thể chất làm cho cân nặng bị biến đổi đột ngột, đây là nỗi lo chung của nhiều bậc phụ huynh có con em như vậy. Tuổi dậy thì bao gồm một chuỗi các giai đoạn ảnh hưởng đến hệ xương, cơ, sinh sản.
Cho nên nếu bạn có con em gặp tình trạng béo phì ở tuổi dậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời ngay nhé!
1. Vì sao trẻ dễ bị béo phì ở tuổi dậy thì?
Béo phì ở tuổi dậy thì là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Dinh dưỡng, cân bằng năng lượng và nội tiết tố ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tăng trưởng và phát triển dậy thì.
Trên thực tế cho thấy trẻ thừa cân béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi, giới tính và có xu hướng trưởng thành sớm hơn rất nhiều trẻ gầy. Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì ở tuổi dậy thì dưới đây.
1.1. Giảm tốc độ chuyển hóa năng lượng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì
Khi trẻ ở tuổi dậy thì, mức độ hoạt động giảm hơn so với khi trẻ ở tuổi thiếu nhi. Sự khác biệt này do trẻ bắt đầu dành thời gian cho nhiều việc khác như học, cũng như ý thức dần chuyển sang quá trình tư duy nội tâm.
Điều này ra gây mâu thuẫn với suy nghĩ thông thường là trẻ ở tuổi dậy sẽ cần nhiều năng lượng hơn để phát triển và để tăng nhanh kích thước cơ thể. Tuy nhiên thực tế cho thấy, phần lớn năng lượng dư thừa khi giảm vận động thì lại chuyển hóa thành chất béo và khiến trẻ dễ bị béo phì ở tuổi dậy thì nhiều hơn.
1.2. Tăng lượng calo tiêu thụ hằng ngày
Trong giai đoạn dậy thì nồng độ các Hormone cao kích thích tăng trưởng, trẻ có khuynh hướng tiêu thụ khá nhiều thức ăn so với nhu cầu thực của cơ thể. Trẻ ăn ngon miệng, đặc biệt là các thực phẩm rất giàu năng lượng như tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước ngọt.
Do đó, nếu quá trình tiêu thụ Calo trong giai đoạn đầu dậy thì vẫn giữ nguyên tốc độ ăn như vậy thì trẻ sẽ có khuynh hướng béo phì ở tuổi dậy thì.
1.3. Tác động của lối sống
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, tỷ lệ trẻ béo phì ở tuổi dậy thì bắt đầu tăng nhanh đặc biệt ở các nước phát triển và đang phát triển. Sự khác biệt này rất lớn so với các thế hệ trước đây, khi các loại thức ăn nhanh chưa được hình thành.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các thiết bị công nghệ, mạng Internet và các trò chơi điện tử càng khiến trẻ có khuynh hướng giảm các hoạt động thể chất, tăng thời gian nghỉ thụ động.
2. Các bài tập giảm cân an toàn không dùng thuốc dành cho thanh thiếu niên
Một cách để kiểm soát lượng Calo là di chuyển, vận động thể lực nhiều hơn. Trẻ nên được khuyến khích có những hoạt động ngoài trời bao gồm: Đi xe đạp, trượt ván, bơi lội, khiêu vũ, nhảy múa, đi bộ hoặc chạy bộ, các môn thể thao phối hợp.
Theo đó, cơ thể trẻ sẽ đốt cháy nhiều Calo hơn bất cứ lúc nào trẻ rời khỏi màn hình TV hoặc máy tính và vận động cơ thể để giúp giảm béo phì ở tuổi dậy thì.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh cho thanh thiếu niên
Ngoài việc vận động tích cực hơn, cha mẹ cần quan tâm đến những đồ ăn mà trẻ ăn, bởi đây là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ giảm béo phì ở tuổi dậy thì.
Ngoài ra, còn các cách khác để cắt giảm lượng Calo không cần thiết bao gồm:
- Xem lại cách lựa chọn đồ uống: Nhiều nước có ga, nước trái cây và đồ uống thể thao thực sự có thể gây nghiện. Thay thế chúng bằng nước lọc và các loại nước ít Calo.
- Tăng cường trái cây và rau củ: Các loại trái cây và rau quả đều có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng trong khi chứa ít Calo. Điều đó có nghĩa là dạ dày sẽ no nhanh hơn và ăn ít hơn.
- Tránh xa thức ăn nhanh: Không có gì sai khi thỉnh thoảng ăn bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, nhưng không nên ăn những loại thực phẩm đó hàng ngày.
- Tránh ăn vặt thường xuyên: Hãy dự trữ sẵn đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, ngũ cốc, sữa chua… và tránh kẹo, bánh quy, đồ ngọt vì chúng chứa rất nhiều Calo. Ngoài ra, hãy chú ý đến lý do khác khiến trẻ có thể thèm ăn hơn.
4. Các phương pháp giảm cân không lành mạnh
Những phương pháp giảm cân không lành mạnh này có thể bị phản tác dụng và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ bị bị béo phì ở tuổi dậy thì.
- Bỏ bữa ăn: Việc bỏ bữa có thể phản tác dụng vì trẻ có thể ăn nhiều calo hơn vào bữa ăn tiếp theo và vì quá đói, trẻ sẽ có rất nhiều khả năng ăn đồ ăn vặt hơn.
- Chế độ ăn kiêng không phù hợp: Các chế độ ăn kiêng ít Calo khắc nghiệt có thể rất hấp dẫn, làm giảm cân nhanh nhưng những kiểu ăn kiêng này thường không lành mạnh.
- Thuốc giảm cân: Thuốc giảm cân là để giảm cân nhanh chóng nhưng hầu hết người tìm đến đều có hành vi sử dụng thiếu kiểm soát. Trong khi đó, những sản phẩm này vốn dĩ không phù hợp với trẻ ở tuổi dậy thì.
- Tập thể dục quá mức: Tập thể dục có thể là một cách lành mạnh để kiểm soát cân nặng nhưng tập quá nhiều có thể gây ra các vấn đề cả thể chất và tinh thần.
Tóm lại, béo phì ở tuổi dậy thì là một vấn đề khá thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị trước về kiến thức cho cha mẹ thì trẻ sẽ có những người bạn đồng hành, hỗ trợ tốt nhất trải qua cột mốc phát triển quan trọng này.