Sữa thực vật là loại sữa được chế biến từ các loại hạt giàu chất dinh dưỡng, đang được nhiều gia đình tin tưởng và lựa chọn như một loại thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày. Song thực chất sữa nguồn gốc thực vật có khả năng thay thế cho các loại sữa truyền thống không?
Hãy cùng Orihiro đi tìm hiểu ngay tại sao chọn sữa thực vật và dinh dưỡng có trong các loại sữa nguồn gốc thực vật này là gì qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
1. Vì sao các loại sữa thực vật được lựa chọn?
Lý do để chọn sữa nguồn gốc thực vật có thể vì chế độ ăn thuần chay, không dung nạp Lactose, dị ứng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc đơn giản là sở thích cá nhân của mỗi người.
Sữa thực vật không chỉ lành tính mà còn có rất nhiều lợi ích bổ sung khác. Do vậy, đối với nhiều người, sữa nguồn gốc thực vật đã trở thành sự thay thế tốt cho sữa bò hoặc sữa dê – những loại sữa thông thường có chứa Lactose. Sử dụng sữa thực vật sẽ giúp bạn cải thiện được hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các mụn trứng cá, giúp giảm cân khi được sử dụng không đường và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Sữa hạt được phối hợp rất đa dạng với các nguyên liệu có thể thay thế cho bữa sáng truyền thống hàng ngày mà vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không chứa Cholesterol và không có chất gây khó dung nạp.
2. Có nên dùng sữa nguồn gốc thực vật cho bé?
Sữa hạt rất lành tính và được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng. Do đó, việc sử dụng sữa nguồn gốc thực vật đối với người trưởng thành đang rất phổ biến. Song việc dùng sữa nguồn gốc thực vật cho bé và đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi.
Có ý kiến cho rằng sữa thực vật có thể thay thế cho sữa động vật. Một số ý kiến khác lại cho rằng sữa nguồn gốc thực vật lại không thể thay thế cho sữa bò về mặt giá trị dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy nếu trẻ còn nhỏ thì việc dùng loại sữa này hàng ngày có thể khiến khả năng phát triển chiều cao của trẻ sẽ kém hơn so với trẻ dùng sữa bò.
Vì vậy, lựa chọn có nên cho trẻ dùng sữa thực vật hay không vẫn nên được cân nhắc thật cẩn thận và được dựa trên một số nguyên tắc như sau:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên hoàn toàn được bú bằng sữa mẹ.
- Trẻ bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi) và vẫn cần được bú mẹ nhiều. Sữa nguồn gốc thực vật sẽ chỉ thêm vào như một số món ăn trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé.
Bé được làm quen từ từ và bắt đầu với những loại sữa nguồn gốc thực vật đơn giản, dễ tiêu hoá như: sữa yến mạch, sữa khoai lang, sữa hạt sen…
- Sau khi bé 1 tuổi đã có thể sử dụng các loại thức ăn đặc hơn, sữa thực vật sẽ là món ăn bình thường trong thực đơn của bé nhưng sẽ chỉ được giới hạn uống dưới 500ml mỗi ngày và cần thay đổi loại sữa nguồn gốc thực vật để bé nhận được nhiều nguồn dinh dưỡng phong phú hơn.
- Nếu gia đình đã có tiền sử bị dị ứng cần thận trọng khi cho trẻ dùng sữa có đậu phộng, hạnh nhân, mè…
- Với bé sau 1 tuổi, mẹ có thể phối hợp cân đối đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần sữa. Nguyên tắc phối hợp là: Nguyên liệu giàu chất béo (hạnh nhân, điều, mè, dừa, macca…), giàu đạm (các loại hạt đậu), giàu chất xơ (rau củ).
3. 7 loại sữa thực vật có thể thay thế sữa động vật
3.1. Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân rất giàu vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là Vitamin E. Nếu không cho thêm đường thì sữa hạnh nhân có chứa hàm lượng Calo rất thấp nhưng lại rất giàu chất béo. Sữa hạnh nhân có hương vị rất thơm ngon dễ uống, nên đây sẽ là một trong những loại sữa hạt được sử dụng nhiều hiện nay.
3.2. Sữa yến mạch
Sữa yến mạch rất giàu vitamin và Canxi, ít chất béo bão hòa. Về hình thức thì sữa yến mạch có một độ sánh mịn như kem, không giàu đạm nhưng chứa nhiều chất xơ Beta Glucans với công dụng giúp kiểm soát lượng Cholesterol có trong máu.
3.3. Sữa hạt lanh
Hạt lanh là sữa hạt tốt nhất cung cấp Axit béo Omega-3 cho sức khỏe tim mạch, não, mắt và da. Điểm đặc biệt của sữa hạt lanh so với các sữa thực vật khác thường chỉ chứa một lượng rất nhỏ Omega-3, thay vào đó thường nhiều Omega-6 hơn.
3.4. Sữa dừa
Sữa dừa có chứa lượng Protein tương đối thấp nhưng lại chứa một lượng nhỏ chất béo trung tính trong chuỗi trung bình có lợi. Với vị béo ngậy, ngọt sánh mịn tự nhiên thì sữa dừa rất dễ uống. Bạn có thể phối hợp thêm để tăng dinh dưỡng và hương vị cho sữa thực vật.
3.5. Sữa gạo
Sữa gạo là sự lựa chọn tốt với vị ngọt và độ sánh mịn tự nhiên. Tuy nhiên sữa gạo có chứa hàm lượng Carbohydrate cao nên cần kết hợp với các nguyên liệu khác để cân bằng dinh dưỡng.
3.6. Sữa đậu nành
Được chiết xuất từ hạt đậu nành rất giàu Protein, các Axit béo Omega-3 và 6 cùng với nhiều loại khoáng chất và vitamin có lợi khác cho sức khỏe.
Trên đây là một số chia sẻ về giá trị dinh dưỡng của sữa thực vật mang lại và chúng có ý nghĩa ra sao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng sữa nguồn gốc thực vật hợp lý với từng độ tuổi để mang lại lợi ích tốt nhất. Orihiro luôn đồng hành cùng bạn.