Đau xương khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Đau xương khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Đau xương khớp là bệnh lý rất phổ biến và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bởi sự khó chịu, giảm hiệu suất trong công việc và có thể làm hạn chế vận động của người bệnh. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị và phòng ngừa, bài viết của Orihiro sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

1. Nguyên nhân đau xương khớp

Bệnh lý xương khớp là tình trạng đau đớn, khó chịu ở các ổ khớp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Viêm khớp: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý. Viêm khớp có thể do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus hay cơ chế miễn dịch của cơ thể.
  • Thoái hóa khớp: Do tuổi tác, béo phì, lao động nặng gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp cột sống thắt lưng. Hậu quả dẫn đến ổ khớp bị xơ hoá, suy giảm tính linh hoạt, sụn bị phá hủy gây đau và khó chịu.
  • Chấn thương: Do các cú va đập, vận động quá mức hoặc bị ngã có thể làm tổn thương khớp, dẫn đến đau viêm xương khớp.
  • Các bệnh lý khác: Những bệnh lý như béo phì, tiểu đường, loãng xương, nhuyễn xương, thiếu canxi… cũng có thể gây ra bệnh xương khớp.

Nguyên nhân đau xương khớp
Nguyên nhân đau xương khớp

2. Triệu chứng đau xương khớp

Các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm:

  • Đau và sưng tại các ổ khớp.
  • Khó vận động, thiếu sự linh hoạt, đi lại khó khăn.
  • Đau âm ỉ, cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy.
  • Viêm đỏ ở vùng da xung quanh khớp.
  • Có thể sốt và mệt mỏi.

3. Đau xương khớp nên ăn gì?

Để giảm thiểu vấn đề đau, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và hợp lý. Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt cho các khớp như:

  • Dầu cá: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi chứa lượng dầu với nồng độ omega-3 cao, giúp bôi trơn, chống oxy hóa, chống viêm, từ đó làm giảm khô cứng khớp.
  • Thực phẩm giàu canxi: Điều trị đau xương khớp cần thiết phải bổ sung nhiều canxi để tăng cường tạo xương mới, hàn gắn xương bị tổn thương, tăng tính linh hoạt cho khớp. Một số loại thực phẩm nên tăng cường bao gồm: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc tôm cua đồng,
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tính chất chống viêm. Nên ăn nhiều các loại quả chua như cam, chanh, dâu tây hay nho, sấu ngâm pha nước uống hàng ngày.
  • Sụn động vật: Trong sụn gà, sụn lợn, sụn vi cá mập… chứa lượng lớn Chondroitin – giúp tái tạo sụn mới, hàn gắn phần sụn bị phá hủy, tạo lớp bảo vệ 2 đầu xương, từ đó giúp giảm ma sát khi vận động, hỗ trợ giảm đau khớp.
  • Thực phẩm bồi bổ sức khỏe: Thoái hóa khớp liên quan đến tuổi tác. Bệnh càng nặng khi tuổi càng cao, do vậy cần bổ sung các loại thức ăn, thảo dược giúp phòng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức bền bì. Một số thực phẩm khuyên dùng là nhân sâm, yến sào, nhung hươu, tỏi đen,…
Đau xương khớp nên ăn gì?
Đau xương khớp nên ăn gì?

4. Đau xương khớp kiêng ăn gì?

Để tránh tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn, bạn nên hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, đồ ăn, nước uống dạng ngọt có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, tạo ra các cơn đau và viêm khớp.
  • Thực phẩm giàu purine: Purine là một loại chất có trong thịt đỏ, đồ hộp, hải sản giàu đạm, khiến cho cơ thể sản xuất nhiều acid uric, tích tụ tại khớp ngón chân, ngón tay gây ra sưng đỏ đau.
  • Thực phẩm giàu cholesterol: Cholesterol có thể tồn tại dịch khớp, khiến cho dịch khô lại, không đảm bảo tính chất bôi trơn. Ngoài ra, cholesterol gây ra bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ tai biến đột quỵ,… Do đó, càng gia tăng gánh nặng cho cơ thể và hệ xương khớp. Thực phẩm nhiều cholesterol như đồ ăn nhanh, chiên xào, đồ nướng, nội tạng động vật,…
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu bia là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hại đến sức khỏe, trong đó có bệnh lý xương khớp. Lời khuyên là không nên sử dụng hoặc lạm dụng chúng, càng khiến gia tăng viêm đau.
  • Thuốc lá: Bên cạnh rượu bia, chắc chắn không thể bỏ qua thuốc lá trong danh sách này. Bởi nicotin trong thuốc lá gây tàn phá sức khỏe rất lớn.
  • Các loại gia vị như tiêu, ớt, muối có thể kích thích sản xuất axit uric và gây tăng bệnh lý tim mạch, phù, thận, khiến sức khỏe suy giảm, tạo áp lực lên hệ xương khớp.
Đau xương khớp kiêng ăn gì?
Đau xương khớp kiêng ăn gì?

5. Đau xương khớp uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc để giảm đau, chống viêm được coi là một phần quan trọng trong việc điều trị xương khớp. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Những loại thuốc thông dụng có thể dùng bao gồm:

Loại thuốc Tác dụng
Paracetamol Giảm đau mức độ nhẹ
Diclofenac, Celecoxib, Etoricoxib, Meloxicam Giảm đau, chống viêm mức độ trung bình
Prednisolon, Methylprednisolone, Dexamethazon Tác dụng chống viêm
Glucosamin Chống thoái hóa khớp, chống viêm, giảm đau, tái tạo sụn mới, tăng dịch nhầy khớp
Chondroitin Bôi đắp tạo sụn mới, giảm tổn thương

Ngoài ra, khi gặp vấn đề xương khớp có thể uống Glucosamine, Chondroitin, sụn vi cá mập dạng thực phẩm chức năng để duy trì, phòng chống ngay khi ở mức độ nhẹ và vừa.

Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm tốt, điển hình như Viên uống Glucosamine Chondroitin cao cấp Orihiro 480 viên. Đây là sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản – đất nước rất chú trọng sức khỏe. Viên uống là sự kết hợp glucosamine và chondroitin, đặc biệt là sụn vi cá mập nên có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị đau xương khớp, thoái hóa khớp, giảm đau cho bệnh nhân, từ đó giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, tăng chất lượng cuộc sống của họ. Cách dùng sản phẩm Glucosamine Nhật: mỗi ngày uống 8 viên, mỗi lọ chứa 480 viên, dùng trong 2 tháng. Liệu trình sản phẩm nên dùng tối thiểu 3 tháng hoặc duy trì liên tục được thì càng tốt. 

Viên uống Glucosamine Orihiro 480 viên Nhật Bản
Viên uống Glucosamine Orihiro 480 viên Nhật Bản

6. Một số câu hỏi về bệnh xương khớp

Liệu tập thể dục có thể giảm đau xương khớp?

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp tăng tính linh hoạt của khớp gối, từ đó khiến cơ thể khỏe mạnh, thoải mái. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào. Vì nếu tập sai kỹ thuật hoặc quá sức sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Việc ăn uống có ảnh hưởng đến đau xương khớp không?

Có, việc sử dụng các loại thực phẩm như đường, đồ ngọt, thịt cá đồ hộp sẵn, thịt đỏ giàu purine và chất béo, cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Có những biện pháp phòng ngừa nào để giảm nguy cơ đau xương khớp?

Nên duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra viêm khớp như thuốc lá và rượu. Đồng thời, cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được liệt kê ở trên. Ngoài ra, hãy sử dụng ngay thực phẩm chức năng bổ xương khớp Glucosamine Nhật, Sụn vi cá mập… để ngăn ngừa và phòng chống nguy cơ mắc bệnh.

Như vậy, đau xương khớp là một căn bệnh thường gặp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị và phòng ngừa rất quan trọng để giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực hơn. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh lý, hãy tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Tham khảo sản phẩm trực tiếp tại website hoặc liên hệ qua số hotline 1800555591 để được nhân viên y tế hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
viVietnamese