Bảo vệ da bằng kem chống nắng – Xóa tan nhiều lầm tưởng

bảo vệ da bằng kem chống nắng

Kem chống nắng là công cụ quan trọng được sử dụng để bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) hay ánh nắng mặt trời. Hiện nay, có rất nhiều công thức kem chống nắng khác nhau gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, Orihiro sẽ chia sẻ nhiều quan niệm sai lầm về kem chống nắng đang tồn tại ngày nay và mách cách bảo vệ da hiệu quả nhất.

1.Kem chống nắng ra đời năm nào?

Lịch sử của kem chống nắng bắt nguồn từ người Ai Cập – nơi có nền văn hóa coi trọng sự tươi sáng của làn da. Họ sử dụng các nguồn nguyên liệu như cám gạo, hoa nhài và đậu lupin để tránh tác động của ánh nắng gây sạm da. Nhưng mãi đến khoảng năm 1935, hai cá nhân đầu tiên được ghi nhận tạo ra kem chống nắng để bảo vệ da là Eugene Schueller và Franz Greiter. Chính Schueller là người sáng lập thương hiệu L’Oreal đã tạo ra một loại kem dạng dầu có tên “Ambre Solaire” – chứa benzyl salicylate. Ba năm sau, Greiter – nhà khoa học người Áo đam mê leo núi, bị cháy nắng khi leo lên đỉnh Piz Buin. Điều này đã thúc đẩy ông sáng lập công ty Piz Buin và tạo ra loại kem chống nắng mang tiên “Glacier Cream” vào năm 1946. Kể từ đó, nhiều công thức kem chống nắng đã được tạo ra.

sử dụng kem chống nắng bảo vệ da
Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da

2. Các loại kem chống nắng

Kem chống nắng có thể được phân loại theo dạng bào chế và thành phần. Dạng bào chế bao gồm: kem, gel, sữa, xịt. Theo thành phần được chia thành hai loại: vật lý và hoá học. Mỗi loại kem đều có cơ chế bảo vệ da khác nhau. Kem chống nắng vật lý thường chứa kẽm oxit và/hoặc titan dioxit, cơ chế hoạt động tạo ra lớp rào cản để phân tán hoặc phản xạ tia UV. Kem chống nắng hóa học chứa thành phần như avobenzone, octinoxate và oxybenzone, cơ chế hoạt động là hấp thụ tia UV.

3. Chỉ số SPF là gì? SPF bao nhiêu là đủ để bảo vệ da?

Nhà khoa học Greiter là người đầu tiên đưa ra khái niệm về yếu tố chống nắng SPF. Đây là thước đo đánh giá hiệu quả của kem chống nắng đối với những biểu hiện ban đỏ do ánh mặt trời gây ra. Cụ thể, SPF là tỷ lệ giữa lượng bức xạ UV ít nhất cần để tạo ra vệt ban đỏ trên vùng da được bảo vệ bởi kem chống nắng và lượng bức xạ cần để tạo ra vệt ban đỏ tương tự trên vùng da không được bảo vệ. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), yêu cầu khi xác định SPF của kem chống nắng phải kiểm tra ở độ dày 2 mg/cm2. Hiện nay, Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến cáo nên sử dụng loại kem có chỉ số SPF ít nhất là 30 để bảo vệ da tối ưu.

chỉ số spf đủ để bảo vệ da
Chỉ số SPF đủ để bảo vệ da

Tuy nhiên, SPF lại chỉ đo lường được khả năng bảo vệ da đối với tia UV-B, mà không áp dụng được đối với tia UV-A. Tổ chức AAD đưa ra khuyến nghị nên sử dụng loại kem “phổ rộng” để ngăn chặn cả 2 loại tia. Nhưng vẫn có khúc mắc rằng, chỉ chống lại bức xạ UV là chưa đủ, vì trong ánh nắng mặt trời còn có tia hồng ngoại và ánh sáng khả kiến. Các nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng 2 loại này có thể gây hại cho da. Đó là, tia hồng ngoại liên quan đến tình trạng lão hóa da do tăng cường hoạt động của metalloproteinase – một loại enzyme phân hủy collagen. Ánh sáng khả kiến năng lượng cao (HEV – hay còn gọi ánh sáng xanh), có thể gây tăng sắc tố, sản sinh gốc tự do và lão hóa da. Vì vậy, cách chọn kem chống nắng lý tưởng là loại có khả năng bảo vệ tất cả các bức xạ điện từ (bao gồm UV, hồng ngoại, ánh sáng xanh).

4. Những lầm tưởng khi chọn kem chống nắng để bảo vệ da

4.1. Lầm tưởng 1: “Thực tế không có sự khác biệt giữa SPF 50 và SPF 100”

Theo như tuyên bố khoa học, SPF50 và SPF 100 có khả năng lọc được 98% và 99% tia UVB. Tuy nhiên, trong điều kiện sử dụng thực tế thì lại không chính xác. Bởi vì, FDA yêu cầu xác định chỉ số SPF trên độ dày kem bôi 2 mg/cm2, nhưng thực tế người tiêu dùng chỉ sử dụng được ½ hoặc ¼ độ dày khuyến cáo. Do đó, dẫn đến khả năng bảo vệ da bị giảm. Người ta đo rằng: nếu dùng kem chống nắng có SPF50 ở mức 1 mg/cm2 sẽ giảm SPF xuống 26; còn nếu dùng SPF100 ở mức 1 mg/cm2 sẽ giảm xuống 55. Như vậy, có sự khác biệt lớn khi lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 50 và 100 nếu sử dụng sai cách.

4.2. Lầm tưởng 2: “Chỉ cần dùng kem chống nắng là đủ để bảo vệ da, ngăn ngừa ung thư”

Mặc dù kem chống nắng là công cụ tốt để chống lại tia UV, nhưng không có loại nào có thể ngăn chặn được tối đa 100%. Hay trong ánh nắng mặt trời vẫn còn ánh sáng hồng ngoại, khả kiến cũng gây hại cho da. Do đó, kem chống nắng vẫn là chưa đủ, mà cần thực hiện thêm các biện pháp chống nắng khác như: quần áo chống nắng, đeo kính râm, hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tránh giờ cao điểm, làm việc nơi râm mát, viên uống chống nắng,…

lầm tưởng về kem chống nắng bảo vệ da là đủ
Lầm tưởng về kem chống nắng bảo vệ da là đủ

Mặt khác, ngoài tia UV, còn có các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến ung thư da như di truyền, miễn dịch kém, tiền sử gia đình… Hay ung thư da có thể xảy ra tại những vị trí không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (lòng bàn tay – bàn chân, móng tay, cơ quan sinh dục… Từ những phát hiện này, lời khuyên đưa ra là mỗi cá nhân cần kiểm tra da liễu định kỳ, dùng kem chống nắng nhưng phải kết hợp các phương pháp khác.

4.3. Lầm tưởng 3: “Tôi có làn da ngăm đen nên không cần dùng kem chống nắng”

Da ngăm đen là biểu hiện của hàm lượng sắc tố melanin tối màu cao hơn melanin sáng màu. Melanin (cả sáng và tối) đều giúp bảo vệ da, chống lại bức xạ UV. Một nghiên cứu của nhóm tác giả người Nhật về tổn thương ADN gây ra do tiếp xúc với tia cực tím trên da người thuộc nhiều chủng tộc và sắc tộc khác nhau. Kết quả cho thấy, tia UV gây tổn thương ADN ở mọi loại da, ngay cả da sẫm màu. Điều này nói lên rằng, không có loại da nào có khả năng chống tia cực tím hoàn toàn.

4.4. Lầm tưởng 4: “Dùng sản phẩm trang điểm có khả năng chống nắng, không cần thoa thêm kem”

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem dưỡng ẩm, kem lót, kem nền được quảng cáo có khả năng chống nắng kèm theo. Nhưng chỉ số SPF lại thấp hơn mức khuyến nghị SPF 30. Ngoài ra, các chị em thường trang điểm làm sao cho lớp kem mỏng nhất để không bị lộ, nên không đảm bảo độ dày mà kem chống nắng yêu cầu. Do vậy, ngoài sử dụng các sản phẩm dưỡng da, trang điểm thì vẫn cần dùng kem chống nắng. Đặc biệt, khi đi dự tiệc, vui chơi ngoài trời không thể dùng quần áo bảo hộ, có thể kết hợp viên uống chống nắng và kem chống nắng để bảo vệ da hiệu quả hơn.

lầm tưởng về sử dụng sản phẩm trang điểm có thể thay thế kem chống nắng
Lầm tưởng về sử dụng sản phẩm trang điểm có thể thay thế kem chống nắng

4.5. Lầm tưởng 5: “Kem chống nắng có tác dụng tương tự nhau là bảo vệ da, vì vậy sử dụng loại nào không quan trọng”

Như đã nêu ở trên, kem chống nắng có 2 loại vật lý và hóa học. Mặc dù cả hai đều có hiệu quả nhưng chúng chứa thành phần và cơ chế hoạt động khác nhau. Mặt khác, thành phần kem hóa học thường gây kích ứng trên da nhiều hơn so với kem vật lý. Vì vậy, quan niệm sử dụng loại nào không quan trọng là sai lầm, người có làn da nhạy cảm nên chọn kem chống nắng vật lý chứa kẽm oxit và titan dioxit.

4.6. Lầm tưởng 6: “Không cần dùng kem chống nắng vào ngày nhiều mây hoặc làm việc trong nhà”

Mây không cản được tia UV. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 80% tia UV xuyên qua được các đám mây. Do vậy, ngay cả những ngày nhiều mây, việc sử dụng kem hay mặc quần áo chống nắng vẫn điều quan trọng.

Ngay cả khi làm việc trong nhà, bạn vẫn có thể phơi nhiễm với tia UV, vì chúng có thể xuyên qua cửa kính mà không được lọc. Kính cửa sổ hay ô tô dân dụng chỉ lọc được tia UVB, không lọc tia UVA. Tùy thuộc loại kính và độ dày mà có thể truyền từ 0,1% – 72% bức xạ cực tím. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ người lái xe bị tổn thương da do ánh sáng, mắc chứng dày sừng quang hóa, ung thư da ngày càng tăng.

Như vậy, cần dùng kem chống nắng dù ở bất kể nơi đâu và trong thời tiết nào. Nhưng nếu bạn cảm thấy phiền hoặc tốn kém kinh tế, có thể chuyển sang viên uống chống nắng (ngày uống 1 viên, hiệu quả 24h) vừa giúp bảo vệ da, vừa làm đẹp và tiện lợi trong hoàn cảnh trên.

4.7. Lầm tưởng 7: “Dùng kem chống nắng giúp làm trắng da”

Đây là một quan niệm có phần đúng và có phần sai. Sai ở chỗ, thực tế kem chống nắng không làm da trắng lên. Muốn có làn da trắng sáng, bạn cần dùng các loại kem dưỡng, serum chứa nhóm chất làm trắng da như acid arbutin, acid kojic, vitamin C, AHA, BHA,… Hoặc sử dụng Viên uống trắng da Natural White Premium Orihiro, Vitamin C Orihiro có tác dụng ức chế hình thành sắc tố Melanin sẫm màu. Mặt khác, quan niệm trên đúng ở chỗ, muốn da trắng thì không thể không dùng kem chống nắng. Bởi, kem giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, nếu không che chắn tốt thì da càng đen hơn.

Viên uống trắng da Natural White Premium Orihiro
Viên uống trắng da Natural White Premium Orihiro

Như vậy, trên đây là toàn bộ chia sẻ của Orihiro về vấn đề sử dụng kem chống nắng. Tóm lại, dùng kem chống nắng là cần thiết, nhưng cần hiểu rõ các vấn đề từ lợi ích, hạn chế, cách dùng sản phẩm này để khỏi lầm tưởng về công dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ qua số Hotline 1800555591 để được nhân viên y tế tư vấn và giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
viVietnamese