Tiết lộ 7 cách trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà

Tiết lộ 7 cách trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà

Mụn đầu đen là mụn không viêm, có màu nâu hoặc đen sẫm và xuất hiện nhiều nhất ở mũi. Mụn đầu đen không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn mà còn có nguy cơ phát triển thành mụn viêm, thậm chí có thể thành sẹo nếu không xử lý đúng cách. Vậy có cách nào điều trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà không? Cùng Orihiro giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mụn đầu đen là gì? Dấu hiệu nhận biết mụn đầu đen ở mũi

Giống như các loại mụn trứng cá khác, mụn đầu đen được hình thành từ các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn do vi khuẩn và bụi, khiến lượng dầu sản sinh không thể thoát ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại mụn này đó là đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí nên chuyển dần thành màu đen.

Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mũi. Ngòai ra, chúng còn có thể xuất hiện trên má, cổ, vai, lưng, ngực hoặc cánh tay. Dấu hiệu nhận biết mụn đầu đen ở mũi rất đơn giản, chúng có màu đen, nâu ở đầu mụn và hơi nhô ở trên bề mặt da rất dễ thấy dễ cảm nhận.

Loại mụn này không sưng đỏ và không gây đau nhức giống mụn bọc. Nhưng nếu không được loại bỏ đúng cách, mụn có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm thành mụn bọc và lan ra các khu vực khác.

Mụn đầu đen có màu đen, nâu ở đầu mụn và hơi nhô trên bề mặt da
Mụn đầu đen có màu đen, nâu ở đầu mụn và hơi nhô trên bề mặt da

2. Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen ở mũi

Mụn đầu đen khá cứng đầu, mọc trên mặt gây mất thẩm mỹ và khó có thể loại bỏ trong thời gian ngắn. Loại mụn này xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nữ giới ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, người có làn da bóng nhờn có khả năng mọc mụn đầu đen nhiều hơn da khô.

Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen ở mũi có thể do yếu tố môi trường hoặc sự mất cân bằng Hormone trong cơ thể. Cụ thể:

  • Tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu nhờn trên da.
  • Bã nhờn dư thừa kết cụm với các tế bào da chết làm tắc nghẽn, viêm nang lông.
  • Ảnh hưởng khi đang dùng một số loại thuốc như Corticoid, thuốc ngừa thai, Lithium hoặc Androgen.
  • Nội tiết tố thay đổi, da liên tục sản xuất dầu trong giai đoạn như tuổi dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt.
  • Da mặt có quá nhiều vi khuẩn.
  • Sử dụng mỹ phẩm có chất tẩy rửa.
  • Sống trong môi trường có độ ẩm cao, chảy mồ hôi nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lối sống, sinh hoạt chưa lành mạnh làm tế bào da thay mới quá nhanh.
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen ở mũi có thể do nhiều yếu tố
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen ở mũi có thể do nhiều yếu tố

3. Top 7 cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

3.1. Trị mụn đầu đen bằng chanh tươi

Chanh là một nguyên liệu quen thuộc, chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và làn da cũng không ngoại lệ. Trong chanh chứa tinh dầu và Vitamin C giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, Acid Citric có trong chanh giúp thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn đầu đen ở mũi tái phát.

Cách thực hiện:

  • Cắt đôi quả chanh và rắc ½ thìa muối sạch lên bề mặt hai nửa quả chanh.
  • Thực hiện vệ sinh sạch da vùng mũi và chà nhẹ nhàng chanh đã rắc muối lên mũi.
  • Để nguyên khoảng 5 phút, sau đó rửa lại mũi bằng nước sạch và dưỡng ẩm.

3.2. Điều trị mụn đầu đen ở mũi với kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa hoạt chất chống viêm nhiễm và loại bỏ các vi khuẩn trên da, đặc biệt là mụn đầu đen. Vì vậy, sử dụng kem đánh răng được coi như một phương pháp hữu hiệu mà đơn giản khi trị mụn đầu đen.

Cách thực hiện:

  • Bôi đều một lượng nhỏ kem đánh răng lên vùng da bị mụn.
  • Để khô tầm 10 phút rồi rửa sạch với nước.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp kem đánh răng với muối tạo thành hỗn hợp cho kết quả cao hơn.

Điều trị mụn đầu đen với kem đánh răng
Điều trị mụn đầu đen với kem đánh răng

3.3. Sử dụng cơm nóng – cách trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản

Sử dụng cơm nóng là cách trị mụn đầu đen đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nhiệt độ của cơm nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông. Đồng thời, độ kết dính của cơm nóng sẽ nhanh chóng loại bỏ nhân mụn và bã nhờn tích tụ bên trong lỗ chân lông.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da, nắm chặt một nắm cơm nhỏ lại thành viên.
  • Lăn cơm qua lại nhiều lần trên mũi khoảng 5-10 phút và rửa lại bằng nước sạch.

3.4. Cách trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả với trứng gà luộc

Trứng gà luộc có tác dụng se khít lỗ chân lông và làm mịn bề mặt da hiệu quả. Nó là một loại nguyên liệu được nhiều chị em ưa thích và mách nhau. Đặc biệt, trứng gà còn giúp hạn chế mụn đầu đen xuất hiện trở lại.

Cách thực hiện:

  • Luộc chín 1 quả trứng gà, sau đó bóc vỏ trứng khi còn nóng.
  • Làm sạch da vùng mũi, đặt trứng gà đã bóc vỏ trong một chiếc khăn mỏng.
  • Lăn trứng trên da cho đến khi trứng nguội hẳn thì rửa lại với nước sạch.
Trứng gà giúp hạn chế mụn đầu đen xuất hiện trở lại
Trứng gà giúp hạn chế mụn đầu đen xuất hiện trở lại

3.5. Cách trị mụn đầu đen ở mũi bằng mật ong

Mật ong được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với da cũng vậy, mật ong có khả năng giảm viêm, giảm sưng đỏ và làm thông thoáng lỗ chân lông. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương. Từ đó giúp ngừa thâm sẹo hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch da vùng mũi và bôi 1-2 thìa mật ong nguyên chất lên da mũi.
  • Massage nhẹ nhàng trong 2 phút, sau đó để nguyên mật ong trên da khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

3.6. Trị mụn đầu đen bằng nha đam

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng nha đam nhà trồng để trị mụn đầu đen ở mũi với các bước cực kỳ đơn giản.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mũi.
  • Rửa sạch lá nha đam, bỏ lớp vỏ xanh, sử dụng lớp gel trắng xoa trực tiếp lên mũi.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nha đam cùng sữa chua để làm hỗn hợp mặt nạ đắp lên da giúp da mịn màng và loại bỏ mụn hiệu quả hơn. Trị mụn bằng nha đam rất lành tính. Vì vậy bạn có thể hiện 3 lần/tuần để nhanh chóng đánh bay mụn đầu đen.

Trị mụn đầu đen ở mũi bằng nha đam cực hiệu quả
Trị mụn đầu đen ở mũi bằng nha đam cực hiệu quả

3.7. Dùng vaseline và baking soda để trị mụn đầu đen

Baking soda có khả năng tẩy da chết, ngăn cản sự hình thành mụn. Tuy nhiên, baking soda có tính kiềm nên có thể gây khô da nếu bạn không chăm sóc da chu đáo, cẩn thận. Tốt nhất hãy sử dụng baking soda cùng với vaseline để dưỡng ẩm cho da. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ giúp giảm các vết thâm do mụn đầu đen gây ra.

Cách thực hiện:

  • Pha 1 thìa cà phê baking soda với 1 thìa nước sạch.
  • Làm sạch da mũi và thoa hỗn hợp vừa pha lên mũi.
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
  • Cuối cùng thoa đều một lượng vaseline vừa đủ lên vùng da mũi để cấp ẩm kịp thời cho da.

4. Viên uống đẹp da Natural White Premium Orihiro – Cải thiện làn da mụn hiệu quả

Ngoài các cách trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản tại nhà thì việc bổ sung các dưỡng chất làm đẹp da từ các loại thực phẩm chức năng cũng được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn. Trong đó, viên uống đẹp da Natural White Premium Orihiro 300 viên chính là gợi ý tuyệt vời cho những ai đang gặp vấn đề về da như lão hoá, mụn viêm, dị ứng, nám sạm đen,… đặc biệt là da mụn đầu đen.

Với bảng thành phần bao gồm những dưỡng chất tinh túy có lợi cho da như: Vitamin C, B1, B6, Axit Pantothenic, Axit Folic, L-Cystine, Axit Hyaluronic. Viên uống làm đẹp da của Orihiro hoàn toàn lành tính và an toàn với cơ thể người dùng, đảm bảo mang lại rất nhiều công dụng vàng như:

Viên uống đẹp da Natural White Premium Orihiro
Viên uống đẹp da Natural White Premium Orihiro
  • Giúp da trắng sáng, mịn màng, đàn hồi, săn chắc.
  • Cải thiện nám, tàn nhang, da xỉn màu, tăng cường đề kháng cho da và giảm nhanh các tổn thương da.
  • Cải thiện, khắc phục làn da mụn, đặc biệt là mụn đầu đen ở mũi.

Có rất nhiều cách trị mụn đầu đen ở mũi ngay tại nhà nhưng không phải cách nào cũng phù hợp với tình trạng mụn của bạn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho da và đề phòng tiến triển nặng hơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
viVietnamese