Đau nhức xương khớp: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục

Tìm hiểu về đau nhức xương khớp: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh đau nhức xương khớp là bệnh phổ biến ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay. Điều đáng buồn là tỉ lệ thanh niên trẻ tuổi mắc bệnh này đang ngày một tăng cao. Đau nhức xương khớp là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân là gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

Dưới đây là chia sẻ của Orihiro Việt Nam về những thông tin liên quan đến đau nhức xương khớp mà bạn cần biết. Hãy tìm hiểu ngay nhé!

1. Thế nào là đau nhức xương khớp?

Đau nhức xương khớp là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi. Các cơn đau xuất hiện không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi hay do làm việc sai tư thế… mà còn là dấu hiệu những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với số lượng ngày một gia tăng, thậm chí tăng cao. Một số nguyên nhân thường được nhắc đến như là thường xuyên ngồi sai tư thế, ít vận động, ngồi nhiều… Đây là những thói quen hiện đại khiến tình trạng bệnh xương khớp càng diễn ra phổ biến. Đồng thời, các triệu chứng ban đầu của căn bệnh thường thấy phổ biến đau như vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp…

Dấu hiệu nhận biết về đau nhức xương khớp mà nhiều người chủ quan bỏ qua
Dấu hiệu nhận biết về đau nhức xương khớp mà nhiều người chủ quan bỏ qua

2. Dấu hiệu của bệnh lý khi đau nhức xương khớp

Khi có những dấu hiệu của xương khớp nói trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nội cơ xương khớp để khám. Thông qua các xét nghiệm huyết học như tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP hay các xét nghiệm sinh hóa miễn dịch như Canxi máu, Axit Uric, Lipid máu,… hoặc chụp X-quang xương khớp, đo mật độ xương, bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán chính xác và điều trị đúng. Đồng thời, người bệnh sẽ có được những lời khuyên hữu ích.

Từ tình trạng đau xương khớp, một số bệnh bạn sẽ có nguy cơ nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài và tình trạng trở nên trầm trọng như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ thường xuyên gặp tình trạng đau nhức khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng và kéo dài trên một giờ. Theo đó, việc đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp. Điều này sẽ làm người bệnh mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.
  • Loãng xương: Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi gây đau nhức trong xương. Căn bệnh này cũng gây ra hậu quả khiến xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Hơn nữa, loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.
  • Bệnh gout: Thêm một căn bệnh về đau nhức xương khớp phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Cơn đau do bệnh gout gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng.
  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp gây đau nhức xương khớp. Căn bệnh thoái hóa khớp thường hay gặp nhất ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra khi vận động khớp gối.
Nếu không xử lý đau nhức xương khớp từ sớm có thể dẫn đến bệnh lý nặng nề
Nếu không xử lý đau nhức xương khớp từ sớm có thể dẫn đến bệnh lý nặng nề

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần có sự phân biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác. Sự khác nhau ở đây là dựa vào những mức độ cơn đau nhức xương khớp của bệnh. Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động, thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau.

Đặc biệt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Khi sụn và khớp thoái hóa sẽ làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

3. Cách phòng tránh và giảm đau nhức xương khớp an toàn

Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Do đó, việc rèn luyện thể dục, hoạt động chân tay liên tục giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Đồng thời, đối với người trẻ, bạn hãy lên kế hoạch tập luyện chi tiết như đi bơi, đạp xe đạp, đi bộ mỗi ngày.

Một động tác luyện tập tư thế tốt nhất để giảm đau nhức khớp xương chính là đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Hơn nữa, khi ngồi làm việc, bạn cũng cần phải giữ thẳng lưng và tuyệt đối không ngồi xổm. Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế luyện tập cường độ mạnh, tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh và luôn biết tận dụng Vitamin D trong nắng sớm.

Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa và giảm đau nhức xương khớp an toàn được nhiều người sử dụng. Đặc biệt, nổi trội hơn cả là viên uống bổ xương khớp cao cấp Glucosamine và Chondroitin Orihiro 480 viên đến từ Nhật Bản được nhiều người trên thế giới tin dùng.

Viên uống bổ xương khớp cao cấp Glucosamine và Chondroitin Orihiro
Viên uống bổ xương khớp cao cấp Glucosamine và Chondroitin Orihiro

Viên uống bổ xương khớp Orihiro mang đến những hiệu quả cải thiện tuyệt vời như:

  • Tổng hợp chất nền của sụn khớp và làm tăng sản xuất dịch khớp giúp bôi trơn khớp, hạn chế đau khi vận động.
  • Hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp cùng làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Tái tạo sụn khớp, ức chế các Enzym phá hủy sụn. Đồng thời hỗ trợ làm giảm gốc tự do tác động đến các tế bào gốc sinh sụn.
  • Hỗ trợ tăng sản sinh chất nhầy dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, hạn chế tình trạng khô khớp, đau khi vận động.

Trên đây là những chia sẻ của Orihiro về những thông tin liên quan đến đau nhức xương khớp. Để giảm thiểu nguy cơ tiến triển của đau nhức xương khớp ngày một nặng, bạn cần phòng tránh ngay bây giờ và tạo những thói quen khoa học giúp đảm bảo sức khỏe xương khớp. Orihiro chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »