Tìm hiểu top 3 bệnh xương khớp phổ biến nhất và cách phòng tránh

Tìm hiểu top 3 bệnh xương khớp phổ biến nhất và cách phòng tránh

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh xương khớp là một trong những nhóm bệnh lý thường gặp và mức độ phổ biến cao ở người Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên. Theo đó, những thay đổi về tuổi tác hay nội tiết tố hoặc những hành động khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân cơ bản gây bệnh xương khớp. Tuy nhiên, căn bệnh này bao gồm 7 bệnh lý thuộc xương khớp mà không phải ai cũng hiểu rõ.

Bạn hãy cùng Orihiro Việt Nam tìm hiểu ngay top 7 bệnh xương khớp phổ biến và cách phòng tránh an toàn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh xương khớp thường gặp – Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp xảy ra khi phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp bị tổn thương, dẫn đến các phản ứng viêm và tình trạng tràn dịch khớp. Nguyên nhân phổ biến của bệnh thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi tác cùng một số yếu tố khác như di truyền, tình trạng béo phì, chấn thương xảy ra thường xuyên tại khớp,… Người bệnh mắc thoái hóa khớp sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

Thoái hóa xương khớp thường gặp ở người lao động nặng
Thoái hóa xương khớp thường gặp ở người lao động nặng
  • Đau khớp nhức khớp: Các khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau khớp âm ỉ như đau gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ và khớp bàn tay. Các cơn đau thường gia tăng khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm với khớp gối, cúi ngửa đối với cột sống cổ và cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các cơn đau do bệnh xương khớp có xu hướng nhiều vào ban ngày hơn ban đêm.
  • Lạo xạo khi cử động khớp: Các khớp bị thoái hóa sẽ có hiện tượng giảm chất nhờn trong khớp. Thông thường, chất nhờn này có nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa hai đầu xương khi cử động khớp. Do đó, khớp bị thoái hóa sẽ có hiện tượng lụp khụp, lạo xạo khi cử động, đặc biệt ở vị trí khớp gối khi leo cầu thang hoặc ngồi xổm.
  • Xuất hiện hiện tượng cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Người bệnh có cảm giác đau, khó cử động đối với các khớp bị thoái hóa. Thời gian các khớp bị cứng thường kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó, khớp bị thoái hóa sẽ dần dần giảm cứng và cử động bình thường trở lại.
  • Khớp bị biến dạng: Khi người bệnh không để ý dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nặng nề, khi lớp sụn của khớp hầu như không còn sẽ làm cho hai đầu xương chạm vào nhau khi cử động. Chính điều này làm cho khớp lâu ngày bị biến dạng. Ngoài ra, tình trạng biến dạng khớp cũng có thể một phần do hiện tượng teo các cơ xung quanh khớp bị thoái hóa. Biến dạng khớp gối làm cho hai chân bệnh nhân không được thẳng có thể gây biến dạng chân vòng kiềng hoặc biến dạng chân hình chữ X. Một số biến dạng xương ở bàn tay như các khớp bàn bị lệch trục, xuất hiện các khối nhô lên ở bàn tay đặc biệt ở các ngón tay.
  • Hạn chế vận động: Những hoạt động hằng ngày của người bệnh bị hạn chế như khó leo cầu thang, khó ngồi xổm, hạn chế quay cổ ra sau, cúi đầu sát đất,…

2. Đau thần kinh tọa gây cản trở hoạt động

Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả bệnh xương khớp với tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Thông thường, một số nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm:

Bệnh xương khớp đau dây thần kinh tọa
Bệnh xương khớp đau dây thần kinh tọa
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp và dễ dàng nhận thấy nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng: Bệnh xương khớp bị thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống. Đây là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi, thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
  • Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm khớp,…

3. Thoát vị đĩa đệm – bệnh xương khớp ở tuổi trung niên

Đây là một trong những căn bệnh xương khớp gây ra do tình trạng lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh. Thậm chí, ở mức độ nặng, nó còn có nguy cơ gây ra bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra cả ở người cao tuổi và ở người trẻ tuổi. Những yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm lão hóa, yếu tố sinh hoạt đặc biệt công việc ngồi lâu, bưng vác đồ nặng và tình trạng thừa cân, béo phì.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra nhất ở vùng đốt sống chịu lực và cử động nhiều, do đó thoát vị thường xảy ra vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ. Người mắc bệnh xương khớp này thường có triệu chứng đau âm ỉ vùng lưng dưới hoặc vùng cổ, tăng khi vận động. Điều này càng thể hiện rõ qua các động tác như cúi người, bưng đồ nặng, khi đứng hoặc ngồi lâu hoặc động tác cử động cổ nhiều.

Thoái vị đĩa đệm gây đau đớn cho người bệnh
Thoái vị đĩa đệm gây đau đớn cho người bệnh

Đồng thời, bệnh xương khớp này thường sẽ kèm theo các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh như đau lan xuống vùng mông, đùi và bắp chân. Thậm chí, nó còn lan xuống bàn chân đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng đau lan xuống vùng vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ .

Ngoài ra, người bệnh thường có cảm giác tê bì, châm chích. Tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng có thể gây chèn ép tủy sống – một thành phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương của con người. Hiện tượng chèn ép tủy sống còn mang khả năng gây ra các triệu chứng nguy hiểm cần phải được phẫu thuật cấp cứu như yếu liệt hai chân, mất cảm giác hai chân và rối loạn đi tiểu. Do đó, khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần mau chóng đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Phòng tránh bệnh xương khớp an toàn ngay tại nhà

Việc phòng tránh bệnh xương khớp không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe của bạn mà còn giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh nguy hiểm. Do đó, nhiều người đã tìm kiếm những phương pháp giúp đẩy lùi căn bệnh xương khớp phát triển, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên. Theo đó, ngoài những phương pháp tập luyện các bài tập thể dục thể thao cùng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và an toàn, việc sử dụng thực phẩm chức năng phòng bệnh xương khớp được nhiều người lựa chọn.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không kể đến viên uống bổ xương khớp cao cấp Glucosamine và Chondroitin Orihiro 480 viên thương hiệu Nhật Bản với thành phần chính từ Glucosamine và Chondroitin – kẻ thù của bệnh xương khớp. Sản phẩm không chỉ được tin dùng bởi các bác sĩ mà nhiều người trên toàn thế giới tin tưởng lựa chọn với những ưu điểm vượt bậc:

Phòng tránh bệnh xương khớp nhờ viên uống bổ xương Orihiro
Phòng tránh bệnh xương khớp nhờ viên uống bổ xương Orihiro
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do thoái hóa.
  • Tăng cường độ bền, tính dẻo dai linh hoạt của sụn khớp.
  • Giảm hao mòn sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ giảm đau cứng khớp, tăng chất nhầy để bôi trơn khớp.
  • Giảm đau dây thần kinh, hỗ trợ điều trị đau xương khớp, đau dây thần kinh.

Trên đây là những chia sẻ của Orihiro về top 3 căn bệnh xương khớp phổ biến nhất cùng cách phòng tránh an toàn tại nhà. Bạn hãy tìm hiểu và áp dụng ngay phương pháp để đảm bảo sức khỏe nhé! Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
viVietnamese