Nóng gan uống gì là mối quan tâm của tất cả những ai đang gặp phải các bệnh lý về gan. Nóng gan là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng nhiều đến nhan sắc. Chính vì vậy, ngày nay ngay cả khi không gặp vấn đề gì về gan thì mọi người vẫn luôn chủ động bảo vệ gan được khoẻ mạnh. Nếu bạn đang thắc mắc nóng gan uống gì tốt thì bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn 5 loại thức uống làm mát gan cực hiệu quả tại nhà.
1. Tại sao cần phải quan tâm nóng gan uống gì?
Như chúng ta đều biết, gan là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta và đảm nhiệm hàng trăm chức năng khác nhau. Đặc biệt là chức năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi gan phải làm việc quá sức sẽ rơi vào tình trạng suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều hậu quả cho sức khoẻ và sắc đẹp. Một số triệu chứng điển hình khi bị nóng gan phổ biến nhất như:
- Nguy cơ gây ra các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan.
- Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ,… ảnh hưởng đến dức khoẻ và tinh thần.
- Da xấu nổi mụn ngọt, ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ,…
Chính vì vậy, để bảo vệ và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, mối quan tâm về nóng gan uống gì để quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể được diễn ra nhanh hơn đã trở thành chủ đề nóng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
2. Các loại thức uống giúp mát gan, trị mụn
Uống gì để mát gan? Có rất nhiều loại thức uống có tác dụng thanh lọc, thải độc và làm mát gan hiệu quả. Nó bao gồm cả các loại nước uống được chế biến từ các thực phẩm nguyên chất hay các loại thực phẩm viên uống bổ gan. Cụ thể:
Nước rau má
Nước rau má là một gợi ý sáng giá cho những bạn đang chưa biết nóng gan uống gì cho tốt. Từ xưa rau má đã được sử dụng như một loại thảo được, thuốc trị mụn trong Đông y hay thành phần trong các loại thuốc bôi cho da với công dụng trị mụn, mẩn ngứa,… Rau má không chỉ là thức uống có tác dụng thanh lọc, mát gan mà còn giúp điều trị mụn, làm lành các vết thương do mụn, giảm thâm và tái tạo làn da.
Cách chế biến nước rau má được thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị rau má, đường và nước lọc. Rau má rửa sạch, để ráo nước và bỏ bớt phần cứng bên dưới. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau khi đã xay mịn lọc lấy phần nước để uống. Bạn có thể cho thêm đường vào để uống, lượng đường tuỳ vào khẩu vị của bạn.
Lưu ý: Với nước rau má bạn chỉ nên uống 3-4 ly/tuần để thanh lọc cơ thể, nên ngưng 2 tuần sau khi uống được một tháng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nước đậu xanh
Đậu xanh là loại nguyên liệu quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống của người Việt. Đây cũng là một loại thức uống rất đáng để bạn thêm vào danh sách câu trả lời nóng gan uống gì. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị thanh, ngọt nên nó được đánh giá và một bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, thải độc cơ thể rất tốt.
Cách làm nước đậu xanh để giải độc, làm mát gan tại nhà rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đậu xanh, rửa sạch và để ráo nước. Để nước đậu xanh có mùi thơm và vị thanh hơn, bạn hãy cho đậu xanh vào chảo rang đều tay khoảng 10 phút. Sau đó cho đậu xanh và nước vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi chúng nở ra thì tắt bếp.
Với nước đậu xanh bạn có thể thêm một chút muối hoặc đường vào cho dễ uống. Nước đậu xanh có thể bảo quản trong ngăn lạnh để uống dần trong 1-2 ngày mà không lo các dưỡng chất trong đó bị ảnh hưởng.
Nước bí đao
Nóng gan uống gì? Uống nước bí đao không chỉ bổ gan mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Từ xa xưa, bí đao đã nổi danh là nguyên liệu có khả năng giải độc và thanh nhiệt tốt. Vì vậy, người xưa đã biết và tạo ra trà bí đao để bảo vệ gan, giúp gan hết nóng. Nước bí đao là thức uống lành tính, an toàn, phù hợp với tất cả mọi người nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hay chia sẻ cho những bạn còn đang loay hoay chưa biết uống gì mát gan.
Để chế biến nước bí đao bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 1kg bí đao, 5 chiếc lá dứa, 10g thục địa, 150g đường phèn, 1/3 muỗng muối và 4 lít nước. Khi nguyên liệu đã được rửa sạch, bạn hãy thái nhỏ bí đao thành từng miếng nhỏ, lá dứa buộc gọn. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi (trừ lá dứa) đun cho đến khi bí đao nhừ. Sau đó cho lá dứa vào và đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Chờ đến khi trà nguội, lọc bỏ bã là bạn có thể sử dụng luôn rồi.
Nước chanh tươi
Nóng gan uống gì? Nước chanh tươi vừa dễ làm, vừa là thức uống tốt cho cả gan và cả những ai đang trong quá trình giảm cân. Một ly nước chanh không chỉ làm sạch chất dư thừa còn lại trong gan mà còn giúp thúc đẩy tiết dịch mật và tăng khả năng bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Cách chế biến nước chanh làm mát gan rất đơn giản, tiết kiệm thời gian, phù hợp với cả những người bận rộn. Bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh vào bên trong cốc nước lọc, khuấy đều và cho thêm một chút đường hoặc muối cho dễ uống. Lưu ý: không sử dụng nước chanh tươi khi bạn đang đói và thức uống này không phù hợp với những bạn đang gặp vấn đề dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Nước trà xanh
Nóng gan uống gì? Uống nước trà xanh không chỉ lợi gan mà còn giúp giảm mỡ thừa hiệu quả. Trong trà xanh có chứa một làm lượng lớn chất chống oxi hoá có tác dụng giúp cơ thể thải độc tố ra bên ngoài, giải trừ mệt mỏi, căng thẳng và mang lại làn da sáng hơn. Khi bạn uống trà xanh đều đặn mỗi ngay còn giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về gan như nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
Bạn có thể sử dụng trà xanh theo 2 cách là trực tiếp chế biến tại nhà hoặc chọn mua các loại trà xanh đóng gói đã có sẵn. Cách chế biến nước trà xanh tại nhà được thực hiện như sau: rửa sạch lá trà xanh, để ráo nước rồi cho vào ấm đun sôi lên. Để nước trà không bị chát thì bạn nên bỏ nước trà đầu tiên, sau đó cho nước vào đun cho đến khi sôi thì tắt bếp luôn và ngâm trà khoảng 3-5 phút. Bạn có thể sử dụng trà ấm hay để nguội tuỳ vào sở thích của mình nhé!
Với 5 loại trà trên, Orihiro đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “uống gì mát gan?”. Hy vọng những chia sẻ trên của Orihiro sẽ giúp bạn luôn giữ được thân nhiệt lý tưởng cho lá gan của mình!
Xem thêm:
Tìm hiểu 1 số loại thuốc bổ gan Nhật tốt nhất cho sức khỏe của bạn
[TỔNG HỢP] Người bị nóng gan: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị